Thành ngạnh: Dược liệu có tác dụng thanh giải nhiệt

Nhân dân Tây Bắc thường sử dụng lá cây thành ngạnh (cây đỏ ngọn) nấu lấy nước uống giúp thanh nhiệt và giải độc. Ngoài ra dược liệu này còn có tác dụng phòng ngừa – điều trị cảm nắng, cảm cúm, sốt cao, rối loạn giấc ngủ và chứng mất ngủ.

Tên gọi khác: Cây đỏ ngọn, Ngành ngạnh, Lành ngạnh

Tên khoa học: Cratoxylon pruniflorum

Họ: Ban (danh pháp khoa học: Hypericaceae)

Mô tả dược liệu cây thành ngạnh

Đặc điểm của cây thành ngạnh

Cây thành ngạnh là thực vật thân nhỏ, có gai ở gốc, cây phân nhiều cành nhỏ và thường có lông tơ khi còn non. Ngọn cây có lông tơ màu đỏ (nên được gọi là cây đỏ ngọn). Lá mọc đối xứng, phiến hình mác, rộng 3.5 – 4cm, dài 12 – 13cm, cuống ngắn, phiến lá có gân chính màu đỏ.

Hoa màu hơi tía hoặc màu trắng, thường mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả hình trứng, rộng 0.8cm, dài 1.5cm, bên trong chứa hạt nhỏ, dài 0.6cm và rộng 0.3cm.

Bộ phận dùng

Lá của cây đỏ ngọn thường được sử dụng để làm thuốc. Ngoài ra vỏ cây và rễ cũng được dùng nhưng ít phổ biến hơn.

Phân bố

Cây thành ngạnh ít khi mọc ở đồng bằng và phân bố nhiều ở các tỉnh miền núi như Lai Châu, Hòa Bình, Sơn La, Phú Thọ, Vĩnh Phúc,… Ngoài ra loài thực vật này còn phân bố ở nhiều nước châu Á khác như Thái Lan, Indonesia, Myanmar, Ấn Độ, Malaysia, Philipin, Trung Quốc.

Thu hoạch – sơ chế

Thu hái gần như quanh năm. Sau khi hái về có thể dùng tươi hoặc đem sấy khô dùng dần.

Bảo quản

Bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát.

Thành phần hóa học

Từ năm 1995, cây thành ngạnh bắt đầu được các bác sĩ tại Học viện Quân Y nghiên cứu và nhận thấy cây có chứa nhiều thành phần hóa học, bao gồm tannin, saponin, axit hữu cơ, chất chống oxu hóa, flavonoid,…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *