Cây thành ngạnh (chè đỏ ngọn)

Theo đông y, cây thành ngạnh có vị ngọt vừa, hơi đắng, chua và chát. Khi ăn sống nhai nhỏ cảm thấy dễ chịu và thường được ăn hàng ngày giúp tiêu hóa tốt hoặc khi yếu đau, sau khi đẻ. Dưới đây là Công dụng chữa bệnh từ cây thuốc thành ngạnh.

Công dụng của cây thành ngạnh

Theo một đề tài nghiên cứu “Cô lập và nhận dạng các hợp chất phenol từ cây thành ngạnh nam” do sinh viên Nguyễn Khoa Nam, ngành hóa hữu cơ, trường Đại Học Khoa học Tự nhiên TP.HCM thực hiện. Một số hợp chất thu được từ cây thành ngạnh này còn có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, kháng oxy hóa và kháng sốt rét.

Bộ môn Dược học quân sự – Học Viện Quân Y trên cơ sở nghiên cứu lâm sàng dịnh chiết của lá đỏ ngọn Cratoxylum prunifolium trên chuột nhắt trắng và thỏ có so sánh với thuốc tanakan do hãng Beaufour Ipsen của Pháp sản xuất đã đưa ra kết luận: Dịch chiết toàn phần lá đỏ ngọn và dịch chiết etylaxetat lá đỏ ngọn đều có ảnh hưởng lên hoạt động của hệ thần kinh ở các mức độ khác nhau:

Dịch chiết etyl axetat và dịch chiết toàn phần lá đỏ ngọn, Tanakan đều có tác dụng hoạt hoá hệ thần kinh thực vật, thể hiện ở sự tăng rõ hàm lượng Catecholamin trong máu động vật thí nghiệm sau khi uống các thuốc này.

Dịch chiết etylaxetat lá đỏ ngọn có tác dụng tương đương Tanakan gây hoạt hoá đồng bộ các tế bào não ở thỏ thực nghiệm, thể hiện làm giảm thành phần sóng chậm delta, tăng thành phần sóng alpha trên điện não đồ, còn dịch chiết toàn phần lá đỏ ngọn không thể hiện rõ tác dụng hoạt hoá hệ thần kinh trung ương.

Dịch chiết etyl axetat lá đỏ ngọn có tác dụng làm tốt cả hai quá trình hưng phấn và ức chế có điều kiện ở não bộ động vật thí nghiệm (thông qua hoạt động phản xạ có điều kiện), tương đương với Tanakan và tốt hơn tác dụng này của dịch chiết toàn phần lá đỏ ngọn.

Mức độ ảnh hưởng làm tăng cường chức năng hệ thần kinh trung ương của  các chất theo thứ tự giảm dần: dịch chiết etyl axetat lá đỏ ngọn, Tanakan, dịch chiết toàn phần lá đỏ ngọn.

Ở Singapo dịch chiết cây Cratoxylum được sử dụng trong nhân dân có tác dụng chống các gốc tự do để chữa các bệnh liên quan đến sự căng thẳng, mệt mỏi. Tại Nhật Bản, từ rễ cây của một số loài thuộc chi Cratoxylum người ta bào chế thành thuốc làm tăng trí nhớ, chữa bệnh hay quên, phòng tránh bệnh lú lẫn, mất ngủ ở người già. Ở Trung Quốc, lá của cây đỏ ngọn người ta chế biến thành trà pha nước uống  hàng ngày và sử  dụng một cách rộng rãi. Từ phần dịch chiết etylaxetat của lá cây đỏ ngọn đã tách được các xanthone có tác dụng kháng ấu trùng của muỗi gây sốt da vàng hơn cả chất rotenon, không những thế các chất này còn có nhiều triển vọng làm thuốc chống mối.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *